DANH MỤC

Khám phá lễ Bỏ mả của người Raglai

Lượt xem: 2184 -

Là một nghi lễ quan trọng của người Raglai chứa đựng những yếu tố văn hóa, nghệ thuật đặc trưng và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lễ Bỏ mả của người Raglai đã được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia vào ngày 30/10/2018.

Những lễ vật thường có trong lễ Bỏ mả của người Raglai như: thịt heo, đầu heo, thịt gà, thịt trâu, rượu cần, rượu gạo, cơm, chuối…

Lễ Bỏ mả (lễ cúng tuần mã, lễ mãn tang) là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai nhằm tiễn đưa người đã mất về với ông bà, tổ tiên, đồng thời chấm dứt mối quan hệ giữa người sống đối với người đã mất.

Đặc biệt trong lễ Bỏ mả không thể thiếu rượu cần, chén gạo và hai quả trứng gà sống, là những đồ vật dùng để thực hiện một số nghi thức của lễ Bỏ mả.

Đồng bào Raglai sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tập trung nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Vừa qua, cộng đồng người Raglai ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận – địa phương có số dân Raglai sinh sống đông, chiếm 97% dân số toàn xã, vừa tổ chức hoạt động tái hiện lại lễ Bỏ mả của người Raglai.

Thầy cúng vừa cầm chén rượu vừa đọc lời khấn để dâng mời rượu cho atuw trong nghi thức lễ Mời rượu sáng – diễn ra vào ngày thứ ba của lễ Bỏ mả.

Lễ Bỏ mả thường được tổ chức sau một hoặc hai năm tính từ ngày có người mất. Theo quan niệm của người Raglai, nếu không làm lễ Bỏ mả, thì linh hồn người đã mất vẫn còn ở nhân thế chưa thể về được thế giới “bên kia” để đoàn tụ với tổ tiên, bởi vậy cần phải làm lễ Bỏ mả để tiễn đưa linh hồn, chấm dứt mọi ràng buộc với người còn sống.

Các vị thầy cúng dẫn đầu đoàn người làm lễ đi 3 vòng khu vực để lễ vật theo chiều ngược kim đồng hồ, theo sau là nhóm đánh mã la.

Lễ Bỏ mả của người Raglai đã được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia vào ngày 30/10/2018.

Lễ Bỏ mả thường được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, thời điểm có thời tiết khô ráo, thuận lợi, là thời gian nhàn rỗi, thảnh thơi trước khi bắt đầu bước vào một mùa vụ mới.

Nghi thức đi vòng quanh kago (mô hình thuyền làm bằng gỗ), thầy cúng chính chỉ cây gậy cúng vào kago và đọc lời khấn trước khi gửi kago này cho atuw.

Sau khi thầy cúng dâng thức ăn cho atuw, đến lượt người thân trong gia đình bỏ thức ăn vào Bai mak pariak (giỏ mả - giỏ đựng thức ăn) với ý nghĩa là mời atuw ăn và cầu chúc cho linh hồn atuw lên đường bình an.

Bai mak pariak (giỏ mả - giỏ đựng thức ăn) sẽ được hai thanh niên khiêng ra nhà mả.

Trước khi diễn ra lễ Bỏ mả, người thân trong gia đình phải chuẩn bị đầy đủ các công đoạn gồm: dựng nhà mồ, làm kago (mô hình thuyền làm bằng gỗ), rạp lễ, gậy cúng, trang phục truyền thống và chuẩn bị các đồ ăn thức uống cần có như: rượu cần, rượu trắng, trầu cau, đầu heo, thịt heo, cơm tẻ, bánh tét, bánh tráng, thịt trâu, thịt gà, chuối, cơm rượu…

 

Các thầy cùng đi vòng quanh kago (mô hình thuyền làm bằng gỗ), thầy cúng chính chỉ cây gậy cúng vào kago và đọc lời khấn trước khi gửi kago này cho atuw.

Kago sau khi làm lễ cúng xong sẽ được khiêng ra đặt lên nóc nhà mồ, trên thuyền kago là những tài sản tượng trưng, thể hiện sự giàu sang no đủ của người đang sống trao cho ngươi đã khuất mang theo về thế giới bên kia.

Các thầy cúng đọc lời khấn chia tay linh hồn người chết tại nhà mồ.

Thầy cúng thực hiện nghi thức dâng thức ăn cho atuw.

Bai mak pariak (giỏ mả - giỏ đựng thức ăn) được treo cẩn thận bên trong nhà mả.

Các thầy cúng đi xung quanh nhà mả làm nghi thức và rắc các hạt ngũ cốc xung quanh nhà mả.

Sau khi tiễn atuw về với tổ tiên, các thầy cúng rót rượu mời những người thân trong gia đình tổ chức lễ Bỏ mả cùng uống rượu, cũng như mời bà con, hàng xóm đã đến tham dự.

Người thân khóc thương tiễn biệt atuw lần cuối tại lễ Bỏ mả.

Sau khi tiễn atuw về với tổ tiên, các thầy cúng rót rượu mời những người thân trong gia đình tổ chức lễ Bỏ mả cùng uống rượu, cũng như mời bà con, hàng xóm đã đến tham dự.

Lễ bỏ mả được coi là lễ hội lớn của gia đình và cộng đồng người Raglai, trong lễ Bỏ mả có đánh mã la, múa hát văn nghệ, uống rượu cần… để mừng cho linh hồn người chết được siêu thoát./.

Video: Điệu múa của người Raglai

Theo PHI SƠN

CÁC TIN LIÊN QUAN