DANH MỤC

Song cự

Lượt xem: 1510 -

Song cự là món binh khí hiện nay rất ít người biết và sử dụng được thuần thục. 

Vị võ sư một chân Tạ Anh Dũng đã may mắn được thụ hưởng và luyện tập bài Song cự từ năm 18 tuổi, và từ đó đến nay ông vẫn thường xuyên ôn luyện để luôn làm chủ được cặp cự. 

Võ sư một chân Tạ Anh Dũng

Hình dáng của song cự

Võ sư Tạ Anh Dũng thể hiện vài chiêu thức với cặp cự của mình

Những động tác đầy uy dũng

Song cự thường làm bằng thép hoặc nhôm, mỗi cặp cự thường có kích thước và cấu tạo linh hoạt dựa vào kích thước tay cầm của người sử dụng. Phần cuối chuôi của song cự có thiết kế một lỗ tròn nhỏ để xỏ vừa ngón trỏ vào như người ta mang cựa vào cho con gà chọi. Phần lưỡi song cự được làm sắt bén cả hai mặt lưỡi, có độ cong và độ dài vừa phải để tránh bị sát thương vào chính cổ tay của người cầm khi sử dụng động tác xoay cự.

“Xưa kia, binh khí này dùng cho những người thợ rừng mang theo khi đi vào chốn rừng sâu, nhằm phòng ngừa thú rừng, cắt dây và chướng ngại vật trên đường đi. Tuy nhiên, để tập thuần thục được món binh khí này thì trước hết bộ pháp phải thật vững chắc, nhanh nhẹn và rèn luyện khả năng lăn tay, đổi dao cho tốt, chỉ cần một sơ xuất nhỏ người tập có thể tự cắt trúng gân tay của mình” – võ sư Tạ Anh Dũng cho biết. Bài Song cự có 7 câu thiệu mô tác những động tác tấn công và phòng thủ của con gà chọi trong chiến đấu. Võ sư Tạ Anh Dũng được thầy dạy bài Song cự từ năm 18 tuổi, và từ đó đến nay ông vẫn thường xuyên ôn luyện để luôn làm chủ được cặp cự. 

Bài Song cự hiện nay hiếm có người thể hiện được thuần thục

Võ sư Anh Dũng còn sử dụng được các binh khí khác

Võ sư Anh Dũng đạt HCV tại Liên hoan Võ Cổ truyền Đất Phương Nam 2017 vừa qua

 

Ngoài bài Song cự, vị võ sư còn sáng tạo ra các bài võ cho riêng mình như: bài nạng chống dao găm, bài gậy, bài côn nhị khúc, côn tam khúc… vô cùng độc đáo./.

Sơn Nghĩa

CÁC TIN LIÊN QUAN