DANH MỤC

Ấn tượng sắc màu trang phục các dân tộc ở Ninh Thuận

Lượt xem: 1088 -

Vùng đất Ninh Thuận là nơi tập trung nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, nhiều nhất là các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai, Churu với những nét văn hóa, ngôn ngữ, trang phục mang bản sắc riêng. Trong đó, sự đa dạng về các trang phục truyền thống của mỗi dân tộc đã mang lai ấn tượng đặc trưng, góp phần tạo nên những nét văn hóa độc đáo trên vùng đất này.

Các trang phục truyền thống của mỗi dân tộc do chính các cô gái dân tộc đó trình diễn, mới có thể nói lên hết được lên vẻ đẹp đặc trưng của mỗi bộ trang phục cũng như những nét văn hóa riêng thông qua trang phục.

Có nhiều trang phục truyền thống được một số cộng đồng sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày, cũng có những bộ trang phục chỉ được sử dụng vào những dịp đặc biệt như: lễ tết, hiếu hỷ, ma chay, lễ hội, biểu diễn văn hóa – nghệ thuật… Đặc biệt, Ninh Thuận cũng đã tổ chức các chương trình liên quan đến thời trang, sắc phục trong những dịp lễ hội lớn diễn ra ở địa phương, như lễ hội nho vang 2 năm tổ chức một lần, các cuộc thi văn hóa, cuộc thi sắc đẹp văn hóa dân tộc... để các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai, Churu, Hoa sinh sống trên địa bàn đã có dịp cùng giới thiệu đến công chúng các bộ trang phục truyền thống của mỗi dân tộc đến với công chúng. Người Kinh có áo dài truyền thống, người Chăm có áo dài Chăm và cùng với áo truyền thống của người Churu, tất cả đã tạo nên sắc màu trang phục đa dạng và độc đáo, ẩn chứa những nét văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc.

Lê Thị Mỹ Duyên dân tộc Kinh đến từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giới thiệu đến công chúng trang phục áo dài dân tộc Kinh với cách thiết kế sáng tạo, ấn tượng.

Nét đẹp dịu dàng, kín đáo của thiếu nữ Chăm khi khoắc lên bộ áo dài truyền thống của dân tộc thông qua sự thể hiện của Mai Thị Quỳnh Như, sinh năm 2001, dân tộc Chăm đến từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

ĐaRúi Cà Tóc, dân tộc Chu Ru đến từ huyện Bác Ái trong bộ trang phục truyền thống của người Chu Ru.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Raglai thường mang màu tối, mạng đâm âm hưởng núi rừng Tây Nguyên và thấy được sự mạnh mẽ, rắn rỏi của người phụ nữ Raglai.

Điều đặc biệt, các trang phục truyền thống của mỗi dân tộc do chính các cô gái dân tộc đó trình diễn, giới thiệu sự duyên dáng, nét đẹp, nét riêng và độc đáo của mỗi bộ trang phục. Các trang phục của mỗi dân tộc có hình dáng và kết cấu riêng, chất liệu cũng khác nhau và những câu chuyện văn hóa gắn liền cộng đồng đó được ẩn chứa trong những bộ trang phục. Khoác lên người bộ trang phục truyền thống, các cô gái như được tôn lên thêm vẻ đẹp đặc trưng của cộng đồng mình, hay làm toác lên sự quyến rũ, mạnh mẽ và cá tính của mỗi trang phục.

Và thông qua sự đa dạng và đặc trưng trong trang phục truyền thống là sự ẩn chứa những giá trị văn hóa và lối sống đặc trưng của của các dân tộc mang màu sắc bản địa của vùng đất Ninh Thuận.

Các thiếu nữ của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tự tin giới thiệu những bộ trang phục truyền thống đặc trưng của dân tộc mình đến với công chúng.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Raglai thường mang màu tối, mạng đâm âm hưởng núi rừng Tây Nguyên và thấy được sự mạnh mẽ, rắn rỏi của người phụ nữ Raglai.

Một thiết kế khác với tông màu vàng chủ đạo trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc Chăm.

Trang phục truyền thống của thiếu nữ dân tộc Chu Ru trong sinh hoạt thường ngày.

Những cô gái trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc Chăm cùng điệu múa với những chiếc gốm chăm vô cùng quyến rũ và đặc trưng.

Lễ hội Nho và Vang là lễ hội truyền thống có tính lịch sử của Ninh Thuận với 2 năm tổ chức một lần; trong đó lần đầu tiên, tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thi Nét đẹp văn hóa các dân tộc vào năm 2019, thu thút 24 thí sinh là các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tham gia. Hội thi là dịp để tôn vinh vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn; nhân cách và lối sống; tài năng và bản lĩnh của người thiếu nữ vùng đất Ninh Thuận. 10 thí sinh sau khi xuất sắc vượt qua các vòng sơ loại đã tham gia vòng chung kết với các phần thi: Trình diễn trang phục truyền thống của dân tộc; trình diễn trang phục tự chọn và thi ứng xử. Chung cuộc, thí sinh Phú Lưu Như Ái, sinh năm 1996, dân tộc Chăm đến từ huyện Ninh Phước đã xuất sắc giành giải nhất, đồng thời cô cũng trở thành “sứ giả du lịch tỉnh Ninh Thuận”. Đặc biệt, qua các năm sau, lễ hội Nho và Vang càng đổi mới và nâng cấp về số lượng và chất lượng, lễ hội Nho và Vang 2023 được đánh giá là quy mô và ấn tượng nhất từ trước đến nay./.

NHỊP SỐNG TV 

(Tổng hợp)

CÁC TIN LIÊN QUAN