DANH MỤC

Thiết ba lạc thảo: khi chiếc bồ cào trở thành binh khí

Lượt xem: 2246 -

Võ thuật cổ truyền Việt Nam có nhiều bài võ rất độc đáo xuất phát từ thực tiễn đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại nông cụ, như: lưỡi liềm, câu liêm, cái rựa, dao xắt chuối, cây đòn xóc, mái chèo… đều có thể trở thành những loại binh khí hữu dụng trong những tình huống cấp bách. Trong đó, từ cây bồ cào (cây cào cỏ), một nông cụ quen thuộc dùng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đã được những người nông dân sử dụng như là một binh khí luôn mang theo bên mình khi ra đồng ruộng để phòng thân.

Cấu tạo của một loại bồ cào (cây cào cỏ)

Chuyện xưa kể rằng, nhiều nông dân ở làng võ Tân Khánh Bà Trà (nay thuộc phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) khi đang cào rơm rạ trên cánh đồng thì nghe tin có cướp bóc vô làng thì họ đã sử dụng bồ cào trở thành binh khí để chiến đấu bảo vệ sự an sinh của dân làng. Từ đó, bồ cào được nhiều người quan tâm học hỏi, sáng tạo những thế đánh, tấn công, phòng thủ bằng chiếc bồ cào.

Thế “Lão tiều quá sơn” trong bài võ “Thiết ba lạc thảo

Hiện nay, môn phái Tân Khánh - Bà Trà (còn có tên gọi khác là Takhado) đang sở hữu một bài võ liên quan đến cây bồ cào, có tên gọi “Thiết ba lạc thảo” (tạm dịch – cây cào sắt cào cỏ - PV).

Thế “Bạch hạc tầm giang” – một đòn thế bước đến bổ cào về phía trước rất đặc trưng trong bài “Thiết ba lạc thảo”

Thế “Hồi thân phác thảo” – hạ thấp trọng tâm về phía sau đồng thời mô tả động tác cào cỏ

Ngoài việc phát huy những lợi thế từ cấu tạo của cây bồ cào, bài võ “Thiết ba lạc thảo” của môn phái Takhado còn mô phỏng những động tác sử dụng binh khí cào cỏ của nhân vật huyền thoại Trư Bác Giới trong tiểu thuyết Tân Du Ký (tác giả Ngô Thừa Ân) của Trung Quốc.

Thế “Thái sơn cử đỉnh” – dùng sức nâng cây bồ cào bằng hai tay nhằm đỡ hướng đánh từ phía trên xuống của đối phương

Thế “Thiết ba đảo vũ”

Thiết ba lạc thảo là một bài võ thuộc trình độ cao cấp của môn phái, thể hiện được hầu hết những bộ pháp (thế đứng trong võ) cũng như thân pháp (sự di chuyển trong võ) một cách bài bản, chặt chẽ. Các động tác như: tư thế cầm cào, vác cào, cào cỏ… trong bài võ đã thể hiện được những đặc trưng nhất của cây bồ cào - một nông cụ trong sản xuất nông nghiệp.

Cấu tạo cây bồ cào vừa có thể dùng để tấn công đối phương vừa có thể phòng thủ một cách hiệu quả

Mọi bộ phận của cây cào đều có thể dùng để tấn công hoặc phòng thủ một cách hữu hiệu

Mọi bộ phận của cây bồ cào (răng cào, đầu bằng của lưỡi cào, thân, chuôi cán cào) đều sử dụng để phòng thủ đỡ đòn hoặc công kích các loại binh khí khác một cách rất hiệu quả. Sử dụng răng cào, đầu bằng của lưỡi cào và chính cấu tạo hình dáng đặc trưng của cây bồ cào để tấn công đối phương bằng các động tác bổ, móc, bạt ngang, hất… mang tầm sát thương cao. Khi phòng thủ, có thể dùng thân cào, lưỡi cào để đỡ, các răng cào để khóa một số binh bằng cách kẹp chúng vào giữa các răng cào, rồi giật rơi binh khí của đối phương./.

Thể “Lão trư tróc túc” – dùng cào móc chân đối phương

Sử dụng cây bồ cào có thể khắc chế được nhiều loại binh khí khác nhau

Thế “Khuynh thân bạt thiết” tấn công đối phương từ hướng ngang

Bồ cào chiến đấu với đại đao

Theo NGHĨA SƠN

CÁC TIN LIÊN QUAN