DANH MỤC

Nghề chẻ đá dưới chân Hòn Sóc

Lượt xem: 1977 -

Cả ngày văng vẳng bên tai tiếng búa chát chúa cùng bụi đá bám khắp người gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng vẫn nhiều thợ đá gắn bó với nghề chẻ đá vì thu nhập khá cao mà nghề này mang lại.

Các mỏ đá ở khu vực núi Hòn Sóc (xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) đã mang lại nghề chẻ đá đặc trưng với thu nhập cao nhưng cũng khá vất vả, nặng nhọc cho người thợ chẻ đá.

Dọc con đường trải nhựa khoảng 5km dưới chân núi Hòn Sóc thuộc xã Thổ Sơn là khoảng 30 bãi đá dọc hai bên đường và cạnh bờ kênh, nhằm tạo sự thuận lợi cho việc vận chuyển đá thành phẩm bằng đường thủy.

Nghề chẻ đá ở Thổ Sơn là một nghề truyền thống ở địa phương, có hơn 30 năm nay, đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân ở đây cũng như ở các tỉnh lân cận.

Người thợ làm nghề chẻ đá quanh năm, tuy mang lại thu nhập khá cao nhưng kèm theo đó là biết bao vất vả.

Thông thường, những công đoạn nặng nhọc như chẻ đá, cưa đá, vác đá sẽ dọ những người thợ nam đảm nhiệm. Người thợ nữ (thường là người vợ đi theo thợ chẻ đá) sẽ phụ các công đoạn nhẹ nhàng hơn như đo đạc, kẻ dây, canh nêm, gõ tách đá bằng búa, ghè đá thành phẩm.

Sản phẩm hoàn chỉnh là những cây đá hình trụ vuông có độ dài từ 1 – 4m tùy theo nhu cầu sử dụng và những mục đích khác nhau. Sản phẩm đá Thổ Sơn được tiêu thụ ở khắp các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với các sản phẩm chủ lực như: cột đá, cừ đá, đá miếng…

Dù nghề chẻ đá ở Thổ Sơn tuy mang lại rủi ro khi lao động nhưng với mức thu nhập trung bình từ 350 – 500 ngàn/ngày là mức thu nhập khá cao cho người làm nghề thì nhiều người thợ vẫn gắn bó với nghề, và tiếng búa, tiếng máy xèn xẹt ngày ngày đã mang lại một thanh âm đặc trưng ở vùng núi Thổ Sơn./.

Theo TIỂU PHI

 

CÁC TIN LIÊN QUAN