DANH MỤC

Đồng bào Chăm đón Tết Ramưwan 2022 an lành hạnh phúc

Lượt xem: 1093 -

Năm 2022, đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo (Bà ni) sẽ bắt đầu đón Tết Ramưwan từ ngày 02/4/2022 đến hết ngày 03/5/2022 (nhằm ngày 3 tháng 4 năm Nhâm Dần). Đây là dịp để con cháu trong gia đình bày tỏ tình cảm, lòng kính nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho xóm làng được bình yên, nhà nhà sung túc, người người an lành, mùa màng tươi tốt.

Đồng bào Chăm Bà ni làm lễ ở chùa Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận dịp tết Ramưwan 2022

Đồng bào Chăm sinh sống dọc vùng duyên hải miền Trung từ rất lâu đời, ngày nay, người Chăm sinh sống nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM và An Giang. Có ba tôn giáo chính mà đồng bào Chăm tín ngưỡng, đó là Chăm Ahier (người Chăm theo đạo Bàlamôn), Chăm Awal (người Chăm theo Hồi giáo Bàni) và Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo Islam, tổng dân số khoảng  178.948 người (theo số liệu điều tra năm 2019).

Đồng bào Chăm ở Bình Thuận khá đông đúc, khoảng 101 nghìn người chiếm 40% dân số các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Bình Thuận. Người Chăm có nhiều lễ tết trong năm, trong đó có Katê là lễ hội dành riêng cho người Chăm Bàlamôn và lễ Ramưwan dành riêng cho Hồi giáo Bàni là hai dịp lễ lớn nhất trong năm.

Tết  Ramưwan là lễ tết lớn của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni

Tết Ramưwan là tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Bàni sống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; với ý nghĩa báo công, báo hiếu về đạo lý, cội nguồn của những người còn sống đối với người đã khuất như thực hiện lễ tảo mộ tại các nghĩa địa, cúng tại gia, mời ông bà tổ tiên về với con cháu. Tết Ramưwan là dịp để con cháu, những người còn sống nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho xóm làng được bình yên, nhà nhà sung túc, người người được an lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt.

Vào dịp này, con cháu các gia đình Chăm sẽ sum vầy về quê, thực hiện nhiều nghi lễ quan trọng như: lễ tảo mộ, cũng gia tiên, cúng dâng gạo, cúng nữ thần và lễ chay niệm tại các chùa (thánh đường), ngoài ra còn có các hoạt động tổ chức văn nghệ, thuật thuật múa hát dân tộc tại các điểm tập trung.

Vào dịp  này, có rất nhiều hoạt động diễn ra như: lễ tảo mộ, cũng gia tiên, cúng dâng gạo, cúng nữ thần và lễ chay niệm tại các chùa...

Vào dịp tết, người Chăm Bàni làm nhiều bánh trái và món ăn truyền thống để mời khách khứa. Với truyền thống hiếu khách, người Chăm đón tiếp anh em bè bạn, đồng nghiệp, bà con gần xa đến “chúc tết” rất chu đáo và niềm nở. Càng đông khách đến “chúc”, bà con càng phấn khởi và coi đó là niềm tin vào một năm mới mưa thuận gió hòa, vụ mùa thuận lợi, gia đình bình yên, khỏe mạnh, hạnh phúc, con cháu học giỏi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, vào mỗi dịp tết quan trọng của đồng bào Chăm, lãnh đạo chính quyền các địa phương cũng có nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chúc tết đến đồng bào, động viên các vị chức sắc, chức việc và bà con tín đồ một lòng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu trong lao động sản xuất./.

NHỊP SỐNG TV

(tổng hợp)

CÁC TIN LIÊN QUAN